Dự án cán đích IP2017: Ứng dụng tóm tắt hội thoại trong Slack

Bước sang mùa thứ 2, Intelligence Program 2017 (viết tắt là IP) – chương trình đào tạo thường niên (miễn phí) về Trí tuệ nhân tạo (AI) dành cho các tài năng công nghệ trẻ, do Cinnamon AI Labs tổ chức, tiếp tục ươm mầm thành công 12 sinh viên xuất sắc đến từ 2 miền Tổ quốc.

Trải qua nhiều thử thách, 3 chàng trai đến từ Đại học Việt Đức và Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hồ Chí Minh với ý tưởng “Ứng dụng tóm tắt hội thoại trong Slack*” đã cán đích đầu tiên với học bổng 15 triệu đồng tiền mặt dành cho nhóm xuất sắc nhất.

Slack* – Ứng dụng giao tiếp phổ biến trong môi trường doanh nghiệp, với 9 triệu người dùng thường xuyên mỗi tuần, đang đối mặt với vấn đề “quá tải thông tin” mà ngay chính CEO Slack cũng đã từng tuyên bố: “Chúng tôi sẽ sử dụng AI để giải quyết vấn đề này.

Với phong cách thuyết trình đầy tự tin và lôi cuốn, nhóm duy nhất đến từ miền Nam xa xôi đã chinh phục cả khán phòng và ban giám khảo bằng cách tiếp cận cực kỳ thông minh, đến từ cả góc độ người dùng và công nghệ, dựa trên 1 thực tế đã được chứng minh: “Bộ não con người xử lý hình ảnh nhanh hơn ngôn ngữ viết 600,000 lần.” Từ đó, nhóm quyết định sử dụng thuật toán “Graph-based Clustering”, mô tả và phân loại dữ liệu bằng hình ảnh 3D. Từ đó, người dùng có thể dễ dàng theo dõi những đoạn hội thoại quan trọng dựa trên số lượng người được đề cập (VD: @channel), độ dài hội thoại, thời điểm phản hồi, v..v

 

Anh 1

Anh Hajime Hotta (PhD Đại học Keio, Nhật Bản) trao giải Nhất cho Nhóm “Ứng dụng tóm tắt hội thoại trong Slack”.

Cán đích ở vị trí thứ 2 là dự án: “Dịch ảnh” dựa trên nghiên cứu về công nghệ tạo ảnh mới nhất hiện nay: Generative Adversarial Networks (GANs), cho phép tạo ra hình ảnh hoàn toàn mới dựa trên dữ liệu học được từ một ảnh hoặc clip có sẵn (VD: cử động gương mặt của Tổng thống Obama được tái hiện lại trên gương mặt của ca sĩ Miu Lê). Đây là một trong những công nghệ thách thức nhất hiện nay, đòi hỏi kiến thức Xử lý ảnh, Học máy và Học sâu vững vàng để chinh phục. Nhóm “Dịch ảnh” đã chứng tỏ đam mê nghiên cứu của mình khi 1 tuần cuối cùng trước Ngày lễ tốt nghiệp IP, vẫn miệt mài huấn luyện mô hình.

Cuối cùng là 2 dự án có tính ứng dụng rất cao, bao gồm: “Tóm tắt và phân loại thư điện tử (email)”, “Gợi ý bài hát dựa trên cảm xúc”. Với phong cách thực tế và bền bỉ của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, các chàng trai cùng cô gái duy nhất đến từ Khoa Điện tử viễn thông – Đinh Thị Quỳnh Khánh, 2 nhóm đã thể hiện tròn trịa sản phẩm của mình.

Xuyên suốt buổi lễ tốt nghiệp IP 2017 là chia sẻ định hướng nghề nghiệp đến từ các chuyên gia AI như anh Hajime Hotta (Tiến sĩ Đại học Keio, đồng thời là Nhà sáng lập Cinnamon), anh Nguyễn Tuấn Đức (Tiến sĩ Đại học Tokyo), anh Trần Anh Phương (Học bổng cao học Erasmus 2014), v..v

 

Anh 2

Thảo luận bàn tròn: Làm thế nào để làm chủ bước tiến sự nghiệp trong lĩnh vực AI?

Trong khi anh Hajime Hotta thể hiện rõ tầm nhìn của một Doanh nhân công nghệ, đồng thời là Nhà đầu tư thiên thần tại Đông Nam Á, bằng cách nhấn mạnh thời điểm vàng để đưa ra những lựa chọn mang tính quyết định và không nên lãng phí thời gian thêm nữa, thì các khách mời khác lại đồng tình trên một quan điểm gần gũi hơn: “Khả năng lập trình hay Thuật toán chỉ là những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để làm chủ sự nghiệp là Khả năng nhìn nhận đa chiều, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.

Đó cũng là sứ mệnh cốt lõi mà chương trình Intelligence theo đuổi: không chỉ đào tạo kiến thức, kĩ năng, mà trên hết là tư duy tiếp cận vấn đề từ góc độ Thị trường, Công nghệ, Người dùng, từ đó có khả năng làm chủ dự án, xa hơn là sự nghiệp và cuộc sống của mình.

Bước sang năm 2018, IP dự kiến sẽ có những bước đột phá về tốc độ, sự tập trung (đặc biệt đi sâu vào 2 mảng chính là Xử lý ngôn ngữ tự nhiên và Xử lý hình ảnh), nhưng vẫn tiếp tục giữ vững tư duy lãnh đạo, bởi tham vọng của Cinnamon là không ngừng nỗ lực để phát triển các tài năng trẻ, không chỉ để trở thành những kĩ sư (AI Engineer), nghiên cứu viên (AI Researcher), mà còn là những nhà tư vấn (Consultant), kiến tạo (Innovator), và doanh nhân công nghệ (Technopreneur), v.v.

ĐĂNG KÍ IP 2018 NGAY TẠI ĐÂY

Cập nhật những thông tin mới nhất tại Fanpage Cinnamon AI Labs

 

Anh 3

Các thành viên IP 2017 chụp hình lưu niệm cùng thầy giáo và quản lý chương trình

Kỹ sư trưởng Google Translate đến Việt Nam chia sẻ về công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và máy học

Báo GenK đăng bài về sự kiện do Cinnamon AI Labs tổ chức – Bài gốc tại đây
Tại Việt Nam, nhiều kỹ sư nghiên cứu, công ty khởi nghiệp và cả những tập đoàn lớn như Viettel, VNPT, VNG, VCCorp,… cũng đang quan tâm tới công nghệ này như một xu thế phát triển tất yếu bởi khả năng ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Vào tối ngày 28/10 tại UP Co-working Space, Hà Nội, Cinnamon AI Labs đã hợp tác cùng Airpoli và UP đưa một buổi chia sẻ chuyên sâu tới cộng đồng nghiên cứu công nghệ trí tuệ nhân tạo với chủ đề: Ứng dụng công nghệ máy học (machine learning) vào xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Vị diễn giả đặc biệt đến từ Google chính là Keith Stevens – kỹ sư trưởng của Google Translate và hiện đang cùng một nhóm kỹ sư của mình làm việc tại Google Japan, Nhật Bản.


Kỹ sư Keith Stevens.

Kỹ sư Keith Stevens.

 

Keith Stevens là kỹ sư trưởng của Google Translate, một trong những sản phẩm hàng đầu về công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và máy học. Keith đã tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học California, chuyên ngành Khoa học máy tính và tính toán ngôn ngữ học. Trong 6 năm tại Google, Keith cùng với đội ngũ xây dựng Google Translate như ta sử dụng ngày nay. Ngoài ra, Keith từng là giảng viên tại Đại học California trong 3 năm. Hiện tại, Keith đã và đang tư vấn về kỹ thuật cho một số sản phẩm sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên của Việt Nam như ứng dụng học ngoại ngữ – Airpoli.


Các khán giả tham gia chương trình

Các khán giả tham gia chương trình

Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và công nghệ máy học đang phát triển nhanh chóng. Ngày nay, có nhiều công ty khởi nghiệp trên thế giới xây dựng rô-bốt trả lời tự động và ứng dụng chúng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Theo báo cáo của CBInsights, chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2016, có 15 công ty khởi nghiệp xây dựng công nghệ robot trả lời tự động đã nhận được đầu tư. Còn tại Việt Nam, nhiều kỹ sư nghiên cứu, công ty khởi nghiệp và cả những tập đoàn lớn như Viettel, VNPT, VNG, VCCorp,… cũng đang quan tâm tới công nghệ này như một xu thế phát triển tất yếu bởi khả năng ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như:

Lĩnh vực tài chính: Trợ lý ảo tự động trò chuyện với khách hàng về chỉ số chứng khoán hay trợ lý thực hiện các truy xuất thông tin cơ bản
Lĩnh vực y tế: Trợ lý ảo tự động tư vấn bệnh, tư vấn địa chỉ phòng khám theo triệu chứng bệnh của khách hàng, nhắc lịch uống thuốc, sắp xếp lịch khám và tài khám
Lĩnh vực tuyển dụng, nhân sự: Trợ lý ảo sắp xếp lịch họp, lịch phỏng vấn, hồ sơ ứng viên;
Lĩnh vực dịch vụ bán hàng: Trợ lý ảo tự động đặt vé xem phim, hòa nhạc, vé máy bay;
Lĩnh vực giáo dục: Trợ giảng ảo hỗ trợ luyện tập ngoại ngữ.

Trong buổi chia sẻ, Keith đã giới thiệu mô hình xây dựng Google Translate dựa trên nền tảng công nghệ học sâu (Deep Learning) và quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing). Kĩ sư trưởng của Google Translate cũng chia sẻ những ứng dụng thực tế khác của nền tảng công nghệ này, đồng thời giới thiệu các dự án tiềm năng phát triển trong tương lai của Google Translate.

Keith nhận định công nghệ trí tuệ nhân tạo là xu hướng tất yếu của sự phát triển xã hội, bằng chứng là sự tham gia và cạnh tranh quyết liệt của những ông lớn như Facebook, Google, IBM, Yahoo, Intel hay Apple. Trong đó Google, ngoài việc tự đầu tư nghiên cứu công nghệ, cũng đã có 11 thương vụ mua lại các dự án nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tính đến nay. Điển hình như năm 2014, Google thâu tóm công ty công nghệ Deepmind của Anh với giá 600 triệu đô-la Mỹ, và giờ đây Google DeepMind đã trở nên nổi tiếng với việc đánh bại địch thủ cờ vây thế giới.

Bằng kỹ năng của một giảng viên Đại học, Keith đã có những lời khuyên bổ ích tới các bạn kỹ sư trẻ của Việt Nam về phương pháp học tập và nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo. Keith chia sẻ: “Hiện nay trên thế giới có rất nhiều mô hình công nghệ với những điểm mạnh và yếu khác nhau. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu một hướng cụ thể, các kỹ sư Việt Nam nên tìm hiểu và đánh giá phương pháp nào có tính ứng dụng và giải quyết tốt nhất bài toàn của mình.”

Buổi chia sẻ của Keith Stevens có sự tham gia của các doanh nghiệp có sản phẩm sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, các kỹ sư công nghệ đến từ những tập đoàn lớn nhưu VCCorp, Viettel, FPT hoặc đã từng có kinh nghiệm làm việc tại Amazon, Microsoft. Ngoài ra sự kiện không thể thiếu sự quan tâm của sinh viên, kỹ sư nghiên cứu và giảng viên đến từ trường Đại học Bách Khoa và Đại học Công Nghệ Hà Nội. Cinnamon AI Labs nhận thấy rằng những cơ hội được chia sẻ trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành như sự kiện này sẽ là hoạt động thúc đẩy quan trọng để các kỹ sư tài năng tại Việt Nam bắt kịp với xu hướng công nghệ trên thế giới.

Kỷ nguyên của Trí tuệ nhân tạo – Ngay bây giờ hoặc quá muộn

Báo GenK đăng bài về sự kiện Trí tuệ nhân tạo đầu tiên cho Cinnamon AI Labs tổ chức – Bài gốc tại đây

Chia s vi cng đng nghiên cu và khi nghip AI Vit Nam, các din gi cho rng Vit Nam nên tích cc chun b đ có th kp thi đón nhn làn sóng công ngh đang cc hot này.

Tối 13/9 vừa qua, sự kiện “Kỷ nguyên của Trí tuệ nhân tạo: Ngay bây giờ hoặc quá muộn” quy tụ hàng loạt chuyên gia và startup về AI đã được Cinnamon AI Labs phối hợp cùng Zeroth.ai và UP Co-working Space tổ chức tại Hà Nội.

Đến với chương trình, ngoài hơn 200 khán giả đang nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực AI còn có sự góp mặt của các diễn giả như Hajime Hotta (Tiến sỹ ĐH Keio về mạng neuron, từng sở hữu và bán lại 2 công ty khởi nghiệp thành công tại Nhật Bản và hiện đang đầu tư vào nhiều công ty khởi nghiệp tại Đông Nam Á, trong đó có Innovatube và Cinnamon tại Việt Nam), Rodolfo Rosini (Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Weave.ai – startup AI tiềm năng tại Châu Âu, sở hữu 4 bằng sáng chế tại Mỹ và là đồng sáng lập của nhiều công ty công nghệ khác) và Michael Ortolano (Đại diện Zeroth.ai, quỹ tăng tốc khởi nghiệp đầu tiên tại Châu Á tập trung hỗ trợ các startup về AI) cùng một số nhà sáng lập các startup về AI đầu tiên tại Việt Nam.

 Ông Michael Ortolano, đại diện quỹ tăng tốc khởi nghiệp AI Zeroth.ai

Ông Michael Ortolano, đại diện quỹ tăng tốc khởi nghiệp AI Zeroth.ai

Xuyên suốt buổi nói chuyện, các diễn giả đã trình bày về những tiềm năng to lớn của công nghệ AI với vô vàn ứng dụng trong thực tế như Medtech (tích hợp AI với các ứng dụng chăm sóc sức khỏe), Fintech (AI trong tài chính điện tử) hay Bot (robot chat có thể giao tiếp và phục vụ con người), nông nghiệp (đưa AI vào đo lường và phân biệt các giống cây bệnh, trồng trọt, tưới tiêu),… cũng như chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp với các startup Việt. Trí tuệ nhân tạo được nhận định là sẽ trở thành cốt lõi của công nghệ trong tương lai. Với sự phát triển vượt bậc của các công nghệ liên quan như điện toán đám mây, dữ liệu lớn và các thiết bị IoT, AI sẽ sớm được tích hợp vào rất nhiều thiết bị và quy trình trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Xu hướng ứng dụng AI vào cuộc sống đang ngày càng trở thành một chủ đề nóng bỏng trong công cộng đồng khởi nghiệp toàn thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng Merrill Lynch (Mỹ), giá trị thị trường công nghệ AI sẽ đạt 70 tỷ USD vào năm 2020, tương đương với mức tăng trưởng 36% mỗi năm. Xu hướng đó sẽ tới Việt Nam trong tương lai gần, vì vậy chúng ta cần chuẩn bị ngay từ giờ để đón đúng đầu sóng.

Từng đầu tư vào một số startup nổi bật của Việt Nam như Lozi, Beeketing, nói về tương lai AI tại nước ta, ông Hajime Hotta cho rằng Việt Nam có nhiều điều kiện tốt để đón nhận làn sóng AI như lực lượng kỹ sư với nền tảng toán học và nghiên cứu tốt cũng như nguồn nhân lực trẻ đang dồi dào.

Trong phần hỏi đáp với Rodolfo Rosini, một khán giả cũng đưa ra câu hỏi về việc nếu AI không được đào tạo nhiều trong các chương trình đại học ở Việt Nam thì các startup và nhà nghiên cứu độc lập nên làm thế nào để bổ sung kiến thức. Rosini đã trả lời rằng hiện có rất nhiều kênh và nguồn khác nhau để các bạn trẻ học và nghiên cứu AI, đơn giản nhất là qua các trang học trực tuyến hay các khóa đào tạo ngắn hạn.

 Nhà đầu tư Hajime Hotta

Nhà đầu tư Hajime Hotta

Nhìn chung, các thách thức lớn nhất đối với các startup AI tại Việt Nam hiện nay vẫn là quyết tâm của các nhà sáng lập (theo đuổi AI có thể bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu mới tới được ngày hái quả), việc phải xoay sở tìm được nguồn dữ liệu lớn cho các thuật toán AI “học hỏi” cùng sự phối hợp ăn ý với các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể mà các startup này tham gia. Tuy nhiên, mảnh đất AI vẫn còn rất nhiều cơ hội ngách cho các tay chơi nhỏ mà các đại gia lớn có thể không muốn nhảy vào hay các lĩnh vực chưa nhiều người nghĩ đến việc tích hợp thêm AI.

 Đại diện một startup Việt giới thiệu kế hoạch chuẩn bị ra mắt hệ thống AI trong nông nghiệp của mình

Đại diện một startup Việt giới thiệu kế hoạch chuẩn bị ra mắt hệ thống AI trong nông nghiệp của mình

Sự kiện “Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo’ là hoạt động thứ hai trong chuỗi kế hoạch phát triển cộng đồng AI đầu tiên tại Việt Nam của Cinnamon AI Labs. Theo ông Nghiêm Xuân Bách, Giám đốc phát triển chiến lược của Cinnamon AI Labs thì đội ngũ kỹ sư của Việt Nam có trình độ và tư duy tốt, nhưng để có thể chuyển biến những tiềm năng này thành giá trị thực, công nghệ thực, các startup và nghiên cứu viên AI cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa. Ông cho biết: “Mục tiêu của dự án là xây dựng và phát triển cộng đồng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu khu vực Đông Nam Á; hỗ trợ vốn, công nghệ và đào tạo cho cộng đồng các nhà nghiên cứu và các startup về AI.”